ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Quyền lực ngụy trang và quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ
Sunday, December 28, 2014 0:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Vietsciences- Nguyễn Trường 17/05/2012
Các hoạt động ngụy trang của chính quyền không phải là điều mới mẻ trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy vậy, trong thập kỷ vừa qua, các hoạt động loại nầy, trước đây chỉ là một vũ khí phụ trong số các trang thiết bị an ninh quốc gia, nay đã trở thành phương sách mũi nhọn trong quyền lực Hoa Kỳ.
Phi cơ không người lái, giám sát điện tử, “hành quân tàng hình” [1]với các đơn vị như Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt Liên Ngành – JSOC,[2] cũng như sử dụng những công ty tư nhân, các đội quân đánh thuê, và các nhóm khủng bố, ngày nay đã trở thành những dụng cụ ngày một phổ thông trong quan hệ đối ngoại dần dà thay thế chiến tranh quy ước và ngoại giao truyền thống. Đã hẳn, những dụng cụ nầy rất dễ trở thành các phương tiện hoạt động phi pháp hay ngoài vòng pháp luật, tạo nhiều nguy cơ phản tác dụng đối với Hoa Kỳ. Với những phương tiện đó, Hoa Kỳ thường dễ biến thái thành một cường quốc ngày một bị xa lánh.
Quyền lực ngụy trang ngay cả đã trở thành một đề tài trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống. Newt Gingrich chủ trương phải tăng cường các hoạt động ngụy trang bên trong Iran. T T Obama đã đáp lại lời buộc tội chủ hòa và thích thỏa hiệp của Mitt Romney khi gợi ý với những người đối lập nên “hỏi thẳng bin Laden”[3].
Obama thường nói “làn sóng chiến tranh đang lùi bước,”[4] nhưng câu đó chỉ đúng với chiến tranh quy ước. Ở Afghanistan, nơi chính quyền hy vọng cuộc chiến quy ước sẽ chấm dứt vào cuối năm 2013, Hoa kỳ đang có nhiều kế hoạch quân sự dài hạn với các lực lượng đặc biệt qua các đơn vị như JSOC. Chưa rõ cấu trúc pháp lý nào sẽ được thiết kế làm cơ sở cho các hoạt động ngụy trang vừa nói, ngoài một nháy mắt hay gật đầu của T T Hamid Karzai.
Mặc dù người Iraq đã thành công buộc quân đội Mỹ phải rút khỏi xứ sở của họ vào cuối năm 2011, Hoa Thịnh Đốn tuy vậy vẫn đang tìm cách duy trì ảnh hưởng qua các hành động ngụy trang. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Baghdad đang hoạt động với khoảng 16.000 nhân viên, phần lớn là các nhà thầu dân sự. Trong số nầy có 2.000 nhân viên ngoại giao, và vài trăm nhân viên tình báo. 
Cũng nên nhớ toàn bộ nhân viên ngoại giao của Mỹ hiện vào khoảng dưới 14.000. Chính quyền Obama đã quyết định giảm bớt con số các nhà thầu, và rút toàn bộ số nhân viên xuống mức 8.000. Con số lực lượng ngụy trang nầy không những có nhiệm vụ đại diện quyền lợi của Hoa Kỳ ở Iraq, mà phần lớn với nhiệm vụ định hình quốc gia nầy và hoạt động như Bộ Tư Lệnh miền Đông vùng Trung Đông Nới Rộng.
Chẳng hạn, theo báo Washington Post, các binh sĩ ngụy trang của Hoa Kỳ sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn “ảnh hưởng của Iran.” Vì lẽ các đảng chính trị Shiite ở Iraq đang giữ địa vị áp đảo trong Nghị Viện và nội các, thường gần gũi với Iran, nhiệm vụ vừa nói có thể đòi hỏi phải can thiệp vào chính trị nội bộ của Iraq.
Và cũng không ai có thể đoan chắc CIA chỉ làm nhiệm vụ tình báo hay gây ảnh hưởng bên trong Iraq. Các cơ sở ngụy trang của Mỹ luôn bắt cóc những ai người Mỹ xem như nguy hiểm và gửi họ đến các “trung tâm đen để tra tấn”[5], thường qua các chính quyền địa phương để giữ bàn tay của Mỹ luôn trong sạch. Như lệ thường với các hoạt động ngụy trang, các công ty tư nhân luôn được vận dụng để thực hiện các chương trình di chuyển, hayrendition programs, ngoài khuôn khổ luật pháp quốc gia và quốc tế , và coi thường các âu lo nhạy cảm của các xứ đồng minh của chính Hoa Kỳ.
Người Mỹ có thể ứng xử như thế nào ở Iraq có thể được ngoại suy từ cách ứng xử của chính họ gần đây trong các xứ đồng minh khác bên ngoài Iraq. Tháng 11-2009, một tòa án Ý đã tuyên án khiếm diện 23 phạm nhân, phần lớn là các viên chức CIA, đã bắt cóc một người họ cho là nhân viên tín cẩn của Al Qaeda, Abu Omar, trên đường phố Milan và chuyển đến Ai Cập dưới thời Hosni Mubarak để thẩm vấn. Obama cũng đã minh thị tiếp tục cách ứng xử nầy như một “dụng cụ chống khủng bố”, mặc dù đã công khai tuyên bố đã chấm dứt các hành động tra tấn. Iraq rất có thể phải tiếp tục giữ vai trò một sân khấu cho các màn trình diễn ngụy trang nói trên.
Các chế tài khe khắt đơn phương của chính quyền Obama đối với Iran và các nổ lực loại trừ xứ nầy khỏi hệ thống ngân hàng của thế giới cũng mang thuộc tính một quyền lực ngụy trang. Với mục đích làm thui chột khả năng xuất khẩu dầu, các biện pháp vừa kể cũng đang gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc nhập khẩu thực phẩm như lúa mì của Iran. Mặc dù Hoa Thịnh Đốn phủ nhận những hoạt động ngụy trang ở Iran, người ta vẫn tin chính quyền Mỹ và đồng minh Do Thái hiện đang tiến hành các hoạt động như thế.
Theo nhiều nguồn tin quân sự và tình báo Mỹ dấu tên, qua phỏng vấn của phóng viên Seymour Hersh của báo The New Yorker, Hoa Kỳ đã huấn luyện các thành viên của MEK[6], đặt căn cứ ở Camp Ashrab, nhằm thực hiện các công tác tình báo ngụy trang, tương tự như những gì Saddam Hussein đã từng làm, mặc dù bất cứ một trợ giúp nào cho tổ chức cũng trực tiếp mâu thuẩn với hành động của Bộ Ngoại Giao liệt kê MEK vào danh sách các tổ chức khủng bố.
MEK bị nghi ngờ đã dính líu vào hàng loạt các vụ ám sát các khoa học gia nguyên tử của Iran, nhưng theo tiết lộ của giới tình báo Hoa Kỳ, chính tổ chức Mossad của Do Thái, không phải CIA, là tòng phạm. Thực vậy, phân biệt các hoạt động ngụy trang của Hoa Kỳ khỏi những hành động của đối tác đàn em — như đã được tiết lộ bởi tình báo Hoa Kỳ khi than phiền nhân viên Mossad đã nhân danh CIA tuyển mộ các thành viên của nhóm khủng bố Jundullah trong vùng Baluchistan thuộc Iran, trong các hoạt động ngụy trang chống lại Iran — là một việc làm khó khăn. Jundullah, một nhóm Sunni, đã nhiều lần cài bom các giáo đường Shiite trong khu vực Zahedan và nhiều nơi khác trong miền Đông Nam Iran.
Chẳng cần phải nói, các áp lực công khai hoặc ngụy trang của Obama đối với Iran có thể dễ dàng, ngay cả vô tình, khơi mào một cuộc chiến.
    
Sự tiết lộ hơn 5 triệu điện thư, lấy trộm từ hệ thống vi tính của công ty tình báo tư Stratfor, cho thấy công ty nầy không chỉ làm việc phân tích. Stratfor đã làm công việc giám sát và hoạt động tình báo cho các công ty bảo trợ. Chẳng hạn, Dow Chemical đã mướn Stratfor theo dõi và kiểm tra hành động của nhóm người phản kháng tai nạn thoát tán hơi độc năm 1984 ở Bhopal, Ấn Độ, gây trên 3.500 tử vong. WikiLeaks quả quyết Stratfor tượng trưng cho cánh cửa quay vòng[7] nối kết và trao đổi thông tin giữa các xí nghiệp tình báo tư và các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ.
Việc sử dụng ngày một nhiều các nhà thầu an ninh dân sự, chính yếu là các lính đánh thuê, là một điều nhức nhối đối với người Mỹ. Hàng chục nghìn nhà thầu, trước đây được triển khai ở Iraq, là tối thiết cho việc người Mỹ chiếm đóng xứ nầy, nhưng đồng thời cũng đã đem lại nhiều điều bất lợi nghiêm trọng. Thiếu hiểu biết tập tục và văn hóa của dân bản địa, tự kiêu, thiếu phối trí với giới quân sự Mỹ và với cảnh sát và quân đội địa phương, đã đem lại nhiều thất bại, như vụ nổ súng năm 2007 ở Quảng Trường Nisour, Baghdad, nơi các nhân viên công ty Blackwater đã giết chết 17 thường dân Iraq. Cuối cùng, chính quyền Iraq đã trục xuất Blackwater, ngay cả trước khi trục xuất quân lực Mỹ, đã mang các nhà thầu vào xứ sở của họ.
Những hậu quả bất lợi của chính sách dùng lính đánh thuê cũng đã được phơi bày qua vụ Raymond Davis ở Lahore, Pakistan. Ngày 27-1-2011, Davis, một nhà thầu CIA, dừng xe vì đèn đỏ khi hai người Pakistan chạy xe gắn máy cũng vừa tới dừng bên cạnh. Davis, sau đó lập luận: một trong hai có vũ khí nên hoảng sợ và nổ súng giết cả hai. Tên lái xe sống sót sau loạt súng đầu, nhưng khi tìm cách chạy trốn, Davis lại nổ súng hai lần vào lưng. Thay vì thoát thân, Davis đã dùng thì giờ lục soát, chụp hình hai xác chết rồi gọi Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ “yêu cầu được ứng cứu”[8]. Các sĩ quan CIA ngụy trang ngồi xe SUV đến hiện trường, hy vọng sẽ giúp Davis khỏi lọt vào tay nhà cầm quyền Pakistan đang hú còi chạy tới. Trong lúc vội vã, xe CIA lại gây tai nạn giết chết một người đi xe gắn máy khác và không hoàn thành sứ mạng. Davis bị câu lưu. Điện thoại cầm tay của Davis đã cung cấp căn cước của lối 45 thành viên của mạng lưới ngụy trang ở Pakistan, tất cả đều bị câu lưu sau đó.
Tai nạn đã đưa đến một chuổi biểu tình liên tiếp và gây phẩn uất trong quần chúng. Davis bị nhốt và truy tố về tội giết hai thường dân Pakistan, nhưng vẫn được trả tự do chỉ mấy tháng sau đó, khi một vương quốc dầu lửa trong vùng Vịnh Ba Tư được biết đã thay Hoa Kỳ trả vài triệu cho gia đình các nạn nhân (theo luật Hồi Giáo, gia đình các nạn nhân có thể tha thứ cho tên sát nhân khi đã được trả một số tiền thỏa đáng). Đã hẳn, đó là một thất bại giao tế nhân sự đối với Hoa Thịnh Đốn; nhưng sự kiện gây căm phẩn là một công chức Hoa Kỳ đã bắn chết hai người Pakistan một cách vô tội vạ, và một trong hai nạn nhận còn bị bắn sau lưng.
Các cuộc tấn công của phi cơ không người lái hay “drone”, vào các cá nhân hay các nhóm trong vòng đai các bộ lạc ở miền Tây Bắc Pakistan, cũng như ở Yemen, cũng là những trường hợp điển hình trong các cuộc chiến ngụy trang toàn cầu của Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ hiện sở hữu 7.000 phi cơ không người lái, triển khai trong sáu quốc gia. Cả CIA lẫn quân lực Mỹ đều sử dụng drone.
Thay vì chỉ là vũ khí phụ trong cuộc chiến quy ước, các cuộc tấn công của phi cơ không người lái thường diễn ra ngay trong các xứ không có chiến tranh và không có cả Thỏa Ước về Quy Chế Quân Lực[9]. Các drone đang hoạt động ngoài khuôn khổ hiến pháp, coi thường quá trình tư pháp luật định hayhabeas corpus, làm mọi người nhớ lại các tập tục tiền-hiện-đại của đế chế Anh, như đơn thuần tuyên bố đặt các dân tộc ra ngoài vòng luật pháp, ra lệnh tước quyền các cá nhân xâm phạm đến hoàng gia, và xét xử trong các phòng bí mật Star Chamber…
Mặc dù T T Obama đã có lời cải chính, Văn Phòng Báo Chí chuyên về Điều Tra – BIJ, có trụ sở ở Anh – đã khám phá không những nhiều thường dân đã bị sát hại trong các cuộc tấn công bởi drone ở Bắc Pakistan, mà ngay cả các người đến hiện trường giúp các người bị thương cũng bị bắn chết ngay tại chỗ. BIJ ước lượng Hoa Kỳ đã sát hại khoảng 3.000 nạn nhân trong 319 vụ tấn công bởi phi cơ không người lái, 600 trong số đó là những người bàng quan và 174 là trẻ con. Khoảng 84% các cuộc tấn công như thế đã xẩy ra sau khi Obama đã nhận chức tổng thống.
Hơn nữa, các cuộc hành quân bằng phi cơ không người lái luôn mang tính tối mật. Khi được hỏi về các cuộc tấn công của loại phi cơ nầy, Hillary Clinton từ chối xác nhận hay cải chính. Các cuộc hành quân của phi cơ không người lái cũng không thể đem ra thảo luận công khai giữa Quốc Hội hay tường trình với chi tiết bởi các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ. Vì vậy, hoạt động của loại phi cơ nầy không thể là đề tài trong các cuộc thảo luận chính trị trong nước, ngoại trừ một cách trừu tượng. Các ủy ban tình báo Quốc Hội có được tường trình, nhưng nguyên tắc phân quyền đã không thể được áp dụng trong địa hạt bí mật và mập mờ như thế. Và các lãnh đạo các ủy ban đã phàn nàn thông tin cung cấp cho họ thiếu thích đáng. Quốc hội cũng không thể được triệu tập để nghe tường trình, vì các cuộc tấn công của drone không bao giờ được công khai xác nhận. Các cuộc hành quân mật là địa hạt của thượng đế, luôn đứng trên luật pháp. 
Các công điện của Bộ Ngoại Giao, do WikiLeaks công bố, tiết lộ Thủ Tướng Pakistan Yousaf Raza Gilani và nguyên Tổng Thống Ali Abdullah Saleh đã bí mật cho phép các cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái, cam kết sẽ gánh chịu mọi phê bình hoặc căm hận của quần chúng. Tuy nhiên, đàm đạo với một lãnh tụ, sau đó luôn công khai phủ nhận, không thể là một hiệp ước. Chủ thuyết pháp lý quốc tế duy nhất được Hiến Chương Liên Hiệp Quốc công nhận được sử dụng để biện minh các cuộc tấn công của drone là quyền tự vệ của Hoa Kỳ trước nguy cơ bị tấn công. Nhưng làm sao chứng minh được bất cứ nạn nhân nào trong các vụ tấn công của drone đều đã tấn công hay ở trong vị thế tấn công Hoa Kỳ. Tất cả các biện minh pháp lý khác đều không đứng vững.
Chủ thuyết “truy kích nóng”[10] không áp dụng được ở Yemen hay Somalia, và cũng thường không áp dụng được ngay cả ở Pakistan. Quá trình pháp lý duy nhất để biện minh các vụ sát hại từ không trung là một thẩm định tình báo, có thể căn cứ trên những nguồn tin không đáng tin cậy và không hề được thẩm phán đủ thẩm quyền chung thẩm. Những nạn-nhân-mục-tiêu thường được gán cho nhãn hiệu trực thuộc Al Qaeda, Taliban hay vài nhóm tương tự, và vì vậy, đều được đặt dưới quy chế “Cho Phép Sử Dụng Quân Lực của Quốc Hội ngày 14-9-2001 – AUMF”,[11] bởi tổng thống, đối với những ai đứng sau biến cố 11/9 và những người chứa chấp bảo trợ. AUMF có lẽ có thể được áp dụng chính đáng cho trường hợp Ayman al-Zawahiri thuộc Al Qaeda, luôn âm mưu chống đối Hoa Kỳ. Nhưng một thế hệ các chiến binh Hồi Giáo mới còn quá trẻ để có thể dính líu trong biến cố 11/9 và có thể có ý nghĩ khác về chiến lược tai họa nầy.
Vả chăng, Al Qaeda là một “từ mập mờ” đã được Hoa Thịnh Đốn gán cho các nhóm chính trị cực đoan địa phương – như Partisans of Sharia, các chiến binh Yemen đã chiếm thị xã Zinjiba, hay các ủng hộ viên Á Rập hải ngoại ở Pakistan trong mạng lưới Haqqani của các chiến binh Pashtun, nguyên đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Xô Viết ở Afghanistan trước đây.
Liệu AUMF sẽ được khai triển trong thế giới Hồi Giáo bao lâu để biện minh các chiến thuật cowboy từ không trung? Không hề có sự nhất trí cũng như tinh thần tôn trọng luật pháp . Tội phạm do liên hệ và thiếu vắng quá trình pháp lý luật định luôn là dấu ấn của chính quyền ngụy trang.
Tháng 9-2011, chính quyền Obama đã dùng drone ám sát một công dân Hoa Kỳ ở Yemen, A các Ủy Hội Quân Sự sau đó chỉ cho phép các tòa án đó xét xử người nước ngoài – cho nên khó lòng xem bằng cách nào quyền được xét xử của Awlaki có thể đơn thuần bị hủy bỏ[12]. Hai tuần lễ sau khi bị giết, con trai 16 tuổi của y, cũng là công dân Hoa Kỳ, và cũng không thể là một đe dọa đối với một siêu cường, cũng đã bị drone sát hại.
Ngược lại, Hoa Kỳ và đồng minh đã lạc quan tin tưởng về một gương mặt như Abdel Hakim Belhadj, hiện nay giữ trách nhiệm an ninh ở Tripoli, người đã từng tham chiến ở Afghanistan chống lại Liên Bang Xô Viết và về sau bị giam giữ ở “các địa điểm đen Hoa Kỳ.”[13] Sau ngày được phóng thích, Belhadj đã tái xuất hiện trong vai trò lãnh đạo các nhóm nổi dậy ở Libya trong năm 2011. Trường hợp suy diễn gián tiếp đối với y có thể dễ dàng cho phépdrone sát hại, ngay cả theo luật lệ hiện hành, nhưng hắn ta lại được phục hồi nhờ vai trò thù nghịch đối với Muammar el-Qaddafi.
Trong số những nguy cơ lớn nhất đối với các công dân Hoa Kỳ từ quyền lực ngụy trang của Hoa Thịnh Đốn là “phản tác dụng,” một từ ám chỉ một cuộc hành quân ngụy trang đã gây tác động trái ngược đối với chính kẻ khởi động.
Có thể nói chính quyền Reagan đã đánh dấu một điểm ngoặt trong lịch sử say đắm với quyền lực ngụy trang của Mỹ. Reagan đã mạnh tay gây áp lực với quốc vương Fahd, Saudi Arabia, buộc cung cấp tài chánh giúp phong trào Contras hữu phái ở Nicaragua. Chính Reagan cũng đã huy động các tài nguyên riêng giúp Contras qua việc bán khí giới bất hợp pháp cho Iran có tên trên danh sách các quốc gia khủng bố cần được phân biệt đối xử. Hoa Thịnh Đốn cũng đã chung sức giúp hàng tỉ mỹ kim khí giới và viện trợ cho phong trào thánh chiến cực đoan ở Afghanistan (Reagan đã từng gọi là“freedom fighters” hay các chiến sĩ tranh đấu cho tự do, tương tự như các nhà lập quốc của Hoa Kỳ), nơi các quân tình nguyện Á Rập cuối cùng cũng đã đổi lốt trở thành Al Qaeda. Về sau các thành viên trong phong trào đã sử dụng những kỷ năng học được từ các đồng nghiệp Afghanistan do CIA đào tạo trong các cuộc chiến ở Trung Đông chống lại các đồng minh của Mỹ, và trong biến cố 11/9. Hai nhóm đồng minh nhận được nhiều viện trợ từ chính quyền Reagan đã trở thành những kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ ở Afghanistan sau năm 2002: Mạng lưới Haqqani và Hizb-i-Islami. Tóm lại, phản tác dụng luôn đi kèm với các hoạt động ngụy trang.
Việc sử dụng lính đánh giặc thuê và các đơn vị đặc biệt của chính quyền Hoa Kỳ đang xói mòn kỷ luật, tính hợp pháp, và dây chuyền chỉ huy kiên định. Các đội quân chính quy có thể khai triển và rồi giãi ngũ, nhưng những mạng lưới tương tự Al Qaeda, một khi được thiết lập, thường khó lòng giải thể, và thường biến thái trở thành thù nghịch chống lại đồng minh trước đây. Tình báo đen và các vận dụng quân sự không được người dân giám sát rất dễ thoát ra ngoài vòng luật pháp.
Chính quyền ngụy trang của Reagan là một tai họa, nhưng vẫn không là gì đáng kể so với quyền lực ngụy trang của Obama. Người Mỹ sẽ phải chuẩn bị đối phó với các phản tác dụng trong tương lai nếu tình hình cứ tiếp tục diễn tiến như hiện nay – chưa nói gì đến đã xói mòn các quyền tự do dân sự bên trong Hoa Kỳ.
Giám sát điện tử không được tòa án cho phép trước và quân sự hóa lực lượng cảnh sát là hai trường hợp rõ ràng trước mắt. Hơn nữa, những phương thức hành động liên kết với chính quyền ngụy trang sẽ làm dân Mỹ thêm âu lo và mất tin tưởng vào Hoa Thịnh Đốn, và giảm thiểu sự hợp tác quốc tế Hoa Kỳ cũng như tất cả các quốc gia khác đều cần đến.
Nói một cách khác, chính quyền ngụy trang đội lốt một phương cách để duy trì một Hoa Kỳ hùng mạnh, nếu không được kiềm hãm, rất dễ làm suy yếu các hoạt động ngoại giao truyền thống của Hoa Kỳ.
Nguyễn Trường
Irvine, California, USA
28-4-2012
[1] …stealth engagements …
[2] …Joint Special Operations Command – JSOC….
[3] …ask bin Laden
[4] …tide of war receding…
[5] …black sites for torture…
[6] …MEK: Mojahedin-e Khalq or People’s Jihadis…
[7] …revolving door…
[8] …calling for an extraction team…
[9] …Status of Forces Agreement – SFA…
[10] …hot pursuit…
[11] …under the mandate of the September 14, 2001, Congressional Authorization for the Use of Military Force — AUMF.
[12] …But since the Supreme Court had already ruled, in Hamdan v. Rumsfeld, that the AUMF could not authorize military tribunals for Guantanamo detainees that sidestepped civil due process – and since the subsequent Military Commissions Act of 2006 allows such tribunals only for aliens – it is hard to see how Awlaki’s right to a trial could be summarily abrogated.
[13] …was later held in US black sites.
Theo http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/quyenlucnguytrang.htm
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.